CEO là gì? Những điều cần biết về CEO

Worklink

CEO là một thuật ngữ quen thuộc trong môi trường công việc. Vậy bạn có biết CEO là gì? CEO phải làm những gì? Hay cách để trở thành một CEO chuyên nghiệp chưa? Hãy cùng Timviec24h.vn giải đáp những vấn đề trên nhé!

1. CEO là gì?

CEO là viết tắt Tiếng Anh của Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành, giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức. Giám đốc điều hành có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.

CEO có trách nhiệm chung trong việc tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.

ceo là gì

2. Công việc của CEO là gì?

–  Định hướng chiến lược và chỉ đạo triển khai thực hiện các chiến lược của công ty trung hạn và dài hạn.

–  Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị của công ty và chịu trách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.

–  Thiết lập hệ thống quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt động của công ty.

–   Đứng đầu xây dựng văn hóa của công ty.

–   Quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự của công ty.

–   Chịu trách nhiệm cuối cùng về sự sống còn của công ty thông qua quản lý tài chính (tiền bao gồm quỹ tiền mặt, thu, chi, lợi nhuận, đầu tư và thuế nhà nước).

–   Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty.

–   Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.

–   Thay mặt công ty đàm phán và kí kết các hợp đồng thương mại.

–    Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.

–    Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòng ban.

–     Và nhiều công việc khác…

công việc của ceo là gì

3. Yêu cầu cơ bản để trở thành CEO

3.1. Kiến thức

Đây là một yếu tố thiết yếu khi bạn muốn trở thành một CEO chuyên nghiệp. Bạn phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác như:  tài chính, thuế, đầu tư, kiến thức tống quát về xã hội, lịch sử, địa lý và thông tin cập nhật toàn cầu,…

3.2. Kỹ năng

Muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì ngoài kiến thức bạn phải có những kỹ năng mềm khác để hổ trợ cho công việc của mình.

Một số kỹ năng CEO cần có như: Kỹ năng lập kế hoạch chiến lược, tố chức, thiết lập mục tiêu, phân tích và ra quyết định, giải quyết vấn đề, giao tiếp truyền thông tin một cách hiệu quả, kỹ năng viết lách, trình bày thuyết trình một cách xuất sắc, quản lý thời gian và có kỹ năng quản lý stress (căng thẳng) để cân bằng cuộc sống và công việc.

3.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm có được là nhờ sự trải nghiệm từ thực tế bản thân. Kinh nghiệm của người khác mà mình học hỏi được mới chỉ là kiến thức của mình. Kinh nghiệm từ bản thân từ vị trí thấp đến vị trí cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, từ đơn giản đến phức tạp và từ thất bại đến thành công.

3.3. Tố chất

Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Trong quản trị, nhiều CEO cho rằng chỉ số minh cảm EQ cần thiết hơn là chỉ số IQ. Vì khi có chỉ số EQ cao, CEO sẽ có khả năng tư duy chiến lược một cách khoa học và logic, có khả năng ảnh hưởng cao thông qua diễn thuyết, lý luận và tính kỷ luật cao và có bản lĩnh, dám làm dám chịu.

3.4. Chịu được áp lực, sức khỏe tốt

CEO là người phải làm việc dưới rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.

4. Tầm quan trọng của CEO trong công ty

4.1. CEO là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp

CEO là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp. Với bất cứ một doanh nghiệp nào, tầm nhìn là không thể thiếu. Tầm nhìn giúp doanh nghiệp luôn xác định được nền móng cho sự phát triển.

Do đó, có thể thấy, vai trò của CEO là vô cùng quan trọng.

4.2. CEO là người đứng đầu hoạt động của doanh nghiệp

CEO đứng đầu các hoạt động kinh doanh thường nhật, thực hiện các kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành giám sát việc thiết kế, marketing, quảng cáo, vận chuyển và chất lượng chương trình, sản phẩm và dịch vụ.

4.3. CEO là người đưa ra cố vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp

CEO có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua hội đồng quản trị. Tuy nhiên, đối với những quyết định quan trọng, họ cũng sẽ là người đưa ra những cố vấn hữu ích. CEO nắm rõ về hoạt động kinh doanh cũng như những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. CEO trực tiếp điều hành và quản lý việc thực hiện các chiến lược chung. Họ có thể cung cấp cho lãnh đạo những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.  

4.4 CEO là người xây dựng bộ máy nhân sự điều hành doanh nghiệp

Ngoài những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc điều hành còn tham gia tuyển dụng cũng như giữ chân những nhân sự chủ chốt cấp cao.

Do CEO làm việc trực tiếp với những vị trí này, họ sẽ tham gia vào quá trình tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng của nhân sự được tuyển, cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.

4.5 CEO là người đại diện cho doanh nghiệp

CEO đại diện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện trong ngành công nghiệp hoặc của các hiệp hội, nhóm kinh doanh. Những hoạt động này có thể giúp CEO nâng cao khả năng lãnh đạo, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

CEO còn đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các trách nhiệm với xã hội, các hoạt động cộng đồng tại địa phương hoặc cấp quốc gia.

Đối với một doanh nghiệp, CEO thường là người được biết đến nhiều nhất.

4.6. CEO đảm bảo sự đi lên của doanh nghiệp

CEO phải chịu trách nhiệm cho sự đi lên của doanh nghiệp. Họ thực hiện các phân tích, đưa ra các dự báo, chiến lược, hướng đi mới nhằm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, lôi kéo khách hàng tiềm năng từ đó tăng trưởng doanh thu.

CEO tạo ra một môi trường làm việc liên tục thay đổi, liên tục học hỏi, giúp doanh nghiệp luôn phát triển, đồng thời nâng cao kỹ năng và khả năng của nhân viên.

tầm quan trọng của ceo trong công việc

5. Học ngành nào để trở thành CEO

Hiện nay, rất nhiều trường trên cả nước đang đào tạo ngành Quản trị kinh doanh cho cách bạn trẻ có đam mê làm kinh doanh và mục tiêu hướng đến một CEO chuyên nghiệp.

– Về kiến thức:

Ngành học Quản trị kinh doanh trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản, tổng hợp và hiện đại về nhiều lĩnh vực toán và khoa học tự nhiên, kinh tế – xã hội, và nghệ thuật – nhân văn. Đồng thời, sinh viên cũng được đào tạo chuyên sâu về ngành kinh doanh và quản trị kinh doanh gồm cả lý thuyết và thực tiễn liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như quản trị nguồn nhân lực, quản trị chiến lược, nguyên lý marketing, tài chính, kế toán…

– Về kỹ năng:

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được phát triển và hoàn thiện các kỹ năng nghề nghiệp, gồm kỹ năng viết và giao tiếp trong kinh doanh, kỹ năng đàm phán, thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp.

Cùng với đó là những kỹ năng phân tích tình huống, tiếp cận, phân tích, xử lý một cách độc lập các vấn đề như tài chính, kế toán, marketing, nhân sự… trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các lĩnh vực liên quan đến quản trị kinh doanh.

– Về năng lực:

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, vị trí làm việc trong hầu hết các doanh nghiệp, tập đoàn thuộc mọi lĩnh vực trong nước và quốc tế, các tổ chức nghiên cứu và quản lý kinh doanh, các tổ chức xã hội và phi chính phủ.

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị dịch vụ, quản trị nhân sự… có thể làm công tác quản lý doanh nghiệp ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, tiền tệ; tổ chức và quản lý các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thể thao.

6. Mức lương của CEO

Tùy theo quy mô, địa điểm làm việc và kinh nghiệm, hiệu suất công việc mà mức lương của CEO nhà máy có sự chênh lệch.

  • Mức lương của CEO nhà máy làm việc tại các nhà máy thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp trong nước vào khoảng từ 18 – 35 triệu đồng/ tháng.
  • Mức lương của CEO nhà máy làm việc tại các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng từ 30 – 80 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, một số nhà máy chi trả mức lương hàng trăm triệu đồng/ tháng cho CEO nhà máy điều hành và quản lý hàng nghìn nhân viên.
mức lương của ceo

CEO là một công việc đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và kinh nghiệm, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của công ty, tổ chức. Đây cũng là chìa khóa tạo lên tính chuyên nghiệp trong mọi công đoạn tổ chức và hoạt động. Mong rằng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vị trí này và có kế hoạch để trở thành một CEO chuyên nghiệp.

Để lại một bình luận