Những điều cần suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nghỉ việc

Worklink

Nghỉ việc là một chủ đề hot hiện nay. Nhiều người đã gắn bó lâu dài với công công việc cụ thể như kế toán, ngân hàng,… nhưng lại muốn dừng lại do nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta thường rất đau đầu khi đối diện trực tiếp với câu hỏi: “Có nên nghỉ việc không?”, “Cái được và mất khi nghỉ việc?”.

Hãy cùng tham khảo những điều cần cân nhắc trước khi quyết định nghỉ việc để tự tin hơn trong việc ra quyết định của mình nhé.

1. Mức độ hài lòng đối với công việc

Đối với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, khi chọn một công việc họ không chỉ đơn thuần nghĩ tới lương thưởng, mà các yếu tố như môi trường làm việc, đồng nghiệp tác động rất lớn đến quá trình là việc. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các nhân viên kỳ cựu giứt áo ra đi.

Hãy trả lời các câu hỏi sau, nếu bạn mang nha ý định thôi việc:

Môi trường làm việc có thân thiện? Bạn có thể hòa hợp với nhân viên công ty không? Sếp có hỗ trợ bạn trong công việc hay tìm cách cản trở bước đường thăng tiến của bạn?  Bạn có thể làm những công việc tương tự nhưng khác công ty chứ? Bạn có thể làm giúp những công việc của các thành viên khác trong nhóm không?

Mức độ hài lòng đối với công việc

2. Khó khăn trong công việc bạn đang gặp phải? Bạn có cách giải quyết thích hợp không?

Đối với những khó khăn trong quan hệ với đồng nghiệp như xảy ra xung đột với đồng nghiệp, hãy thử hẹn gặp người ấy riêng để giải quyết thay vì ý nghĩ tiêu cực: “Nếu mình nghỉ việc thì tất cả những vấn đề này sẽ chấm dứt”. Nhưng nếu bạn nghỉ việc vội vàng như vậy, mâu thuẫn và khó khăn sẽ tiếp diễn. Đặc biệt bạn sẽ đánh mất cơ hội chỉ vì mối quan hệ với người khác, để rồi bạn sẽ nuối tiếc vì đã từ bỏ nguồn thu nhập của mình mà không vì lý do nào đáng nói cả.
Hãy dành khoảng 1-2 tuần bình tâm và suy nghĩ cẩn thận để xem mọi chuyện có êm xuôi không. Trong lúc đó, viết ra giấy những điều đã xảy ra ở nơi làm việc một cách trung thực để tự đối diện với bản thân mình.

Đối với khó khăn trong các dự án, hãy trao đổi kỹ với đồng nghiệp hoặc sếp để tìm ra phương án giải quyết và rút ra bài học kinh nghiệm. Vì nếu bạn không đối diện với khó khăn thì nghỉ việc hay chuyển qua công ty khác cũng như nhau vì bạn không có khả năng giải quyết vấn đề triệt để.

3. Vấn đề tài chính khi nghỉ việc?

Nghỉ việc cũng đồng nghĩa bạn bỏ đi nguồn lương đều đăn, điều này có thể làm bạn khó khăn trong những tháng nghỉ việc đầu tiên khi chưa tìm được việc mới. Hãy đảm bảo rằng mình có quỹ dự phòng vừa đủ để tiếp tục cuộc sống mà không phải vay mượn hoặc dựa dẫm vào ai.

Hãy tự hỏi mình:

Tiền xăng xe chi bao nhiêu?

Tiền ăn uống một ngày như thế nào?

Tiền nhà, tiền điện, tiền nước?

Phí sinh hoạt khác?

Các phí có thể cắt giảm?

Một mẹo nhỏ là tiền trong tài khoản của bạn bằng tối thiểu 3 lần tiền lương hàng tháng để mình thực sự có khoảng thời gian thoải mái và thực sự tự do để làm điều mình thích trong khi nghỉ việc nhé!

4. Ai là người giúp bạn ra quyết định

Bạn cần tìm cho mình 1 người “quân sư” để tư vấn trước khi nghỉ việc. Người đó phải đáp ứng các tiêu chí:

Có kinh nghiệm trong việc nghỉ/nhảy việc

Có kinh nghiệm trong lĩnh vực mình đang làm

Có tâm  huyết và gần gũi với bạn

Những người có thể giúp bạn thảo luận về những kế hoạch của bạn, cho bạn những lời khuyên và sự che chở?

Ai là người giúp bạn ra quyết định

5. Khả năng tìm việc mới?

Một câu hỏi đặt ra khi nghỉ việc là bạn có thể tìm việc mới được không? Vì một số các công ty hiện nay theo mô hình kinh doanh nước ngoài, đòi hỏi bạn có kỹ năng văn phòng và kỹ năng mềm rất cao? Liệu bạn có đủ tự tin?

Bên cạnh đó hãy duy trì mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp cũ để có một lá thư giới thiệu “sạch”

Nếu bạn vẫn quyết định nghỉ việc, hãy sửa lại CV,  Cv xin việc sẽ là cầu nói giúp bạn đến được với nhà tuyển dụng do vậy bạn cần phải xây dựng cho mình một bản Cv thật hoàn chỉnh và nổi bật, trình bày những kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm của mình thật nổi bật.

6. Bạn có thể linh hoạt thay đổi giờ làm không?

Bạn có thể linh hoạt thay đổi giờ làm không?

Giảm thời gian làm việc hay chuyển khung thời gian làm việc có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Hãy mạnh dạn đề nghị sếp được làm bán thời gian với mức lương thấp hơn để làm mới bản thân.  Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị cho mình một lá đơn xin việc cuốn hút lựa chọn những công ty có tiềm năng, để có được cơ hội làm việc lâu dài, nhờ bạn bè tìm ở công ty khác để xem có công việc nào phù hợp với bạn trong thời điểm này không.

7. Bạn có thực sự muốn ở nhà nội trợ không?

Nếu làm công việc văn phòng tồn tại nhiều vấn đề khó khăn thì làm nội trợ cũng không khả quan hơn là bao. Khi ra xã hội làm việc, bạn được tiếp xúc với nhiều môi trường, cơ hội. Nghỉ việc ở nhà đồng nghĩa với việc bạn phải đối diện với 4 bức tường ngày qua ngày. Bạn có sẵn sàng cho việc đó không?
Cuộc sống của một bà mẹ nội trợ không phải toàn hoa hồng và an nhàn như bạn nghĩ đâu. Công việc nhà sẽ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà bạn phải chịu đựng, bạn làm việc 24/7 mà không có lấy một giờ nghỉ ngơi sẽ mài mòn kiên nhẫn của bạn, khiến việc làm vợ làm mẹ trở nên khó khăn hơn. Bạn có thực sự muốn tập trung thời gian vào chăm sóc con cái thay vì ra ngoài đi làm hay không?

Mỗi công việc đều có khó khăn và thuận lợi riêng. Tuy có nhiều trường hợp bất khả kháng làm cho bạn phải nghỉ việc. Nhưng hãy cân nhắc những tiêu chí trên để có cho mình quyết định đúng đắn nhất!

Để lại một bình luận