Các công việc của kỹ sư lập trình CNC

Worklink

Kỹ sư lập trình CNC là khái niệm còn xa lạ với nhiều người bởi đây là công việc có đặc thù riêng trong lĩnh vực lập trình. Vậy công nghệ CNC là gì? Kỹ sư lập trình CNC phụ trách những công việc cụ thể như thế nào? Cùng Worklink tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh công việc này nhé.

Kỹ sư lập trình CNC là gì?

CNC là viết tắt của Computer Numerical Control. Đây là kỹ thuật gia công cơ khí phổ biến trong ngành công nghiệp hiện đại. Công nghệ CNC sử dụng máy CNC để thực hiện các quy trình tự động thông qua chương trình được lập trình trên hệ thống máy tính.

Thường xuyên, công nghệ CNC được áp dụng trong nhiều loại máy móc, bao gồm máy mài, máy phay, máy tiện, máy in, và thậm chí cả máy cắt. Điều đặc biệt là công nghệ CNC sử dụng phần mềm máy tính để kiểm soát quá trình gia công cơ khí, từ việc tạo hình chi tiết máy đến sản xuất bộ phận máy móc và thiết bị.

Lập trình CNC được lập trình điều khiển các bộ phận, thiết bị theo thứ tự nối tiếp. Chương trình CNC sẽ được lập trình sẵn với tốc độ mặc định để sản phẩm đạt tiêu chuẩn về hình dạng, kích thước.

Một kỹ sư lập trình CNC sẽ phải thực hiện nghiên cứu mô hình giấy hoặc kỹ thuật số của bộ phận. Tiếp đó sẽ nhập chuỗi hướng dẫn về cách chế tạo trên máy tính. Máy tính sau khi kết nối với với ổ đĩa điện và cảm biến sẽ gửi hướng dẫn đến máy có động cơ như máy nghiền, bộ định tuyến, … để sản xuất sản phẩm.

Các kỹ sư CNC sẽ dử dụng g-code để cài đặt mặc định. Đồng thời, họ cũng sẽ phụ trách xử lý các tình huống, sự cố bất ngờ trong quá trình vận hành.

Các lĩnh vực làm việc của kỹ sư CNC

CNC có tầm quan trọng trong kỹ thuật và sản xuất hiện đại bởi độ chính xác cao, có khả năng tự động hóa, mang lại sự linh hoạt, hiệu quả và năng suất. Bởi vậy, lập trình CNC được ứng dụng trong nhiều ngành nghề, có thể kể đến như:

– Hàng không vũ trụ: Ứng dụng sản xuất các chi tiết phức tạp có độ chính xác cao như động cơ, thân máy bay, …

– Khoa học y tế: Ứng dụng trong sản xuất thiết bị y tế với kích thước và các thông số chính xác.

– Tự động hóa: CNC được tích hợp vào các hệ thống sản xuất tự động,cho phép sản xuất liên tục và hiệu quả.

– Điện- Điện tử: Ứng dụng trong sản xuất bảng mạch, linh kiện và thiết bị điện tử.

Các phương pháp lập trình CNC

Phương pháp thủ công

Các bước lập trình CNC thủ công bao gồm:

1. Nghiên cứu bản vẽ chi tiết

2. Chọn máy để gia công chi tiết

3. Chọn dụng cụ cắt

4. xây dựng tiến trình gia công

5. Tính toán tọa độ các điểm và đường trên chi tiết

6. Xác định chế độ cắt

7. Viết chương trình CNC

8. Chuẩn bị cài đặt máy và dụng cụ cắt

9. Sử dụng công cụ mô phỏng ảo kiểm tra chương trình

10. Chỉnh sửa chương trình

11. Chạy chương trình gia công chi tiết

Phương pháp tự động:

Khác với phương pháp thủ công, lập trình CNC tự động cần sử dụng các phần mềm CAD/CAM để tạo ra chương trình gia công. Trong đó, khi sử dụng CAD/CAM, người lập trình cần phải tuân thủ:

– Mô tả dáng hình học của chi tiết ở các điểm cần gia công. Thông tin này thuộc nhóm CAD, được thể hiện bằng các điểm, đường thẳng, đường tròn, cung tròn, mặt phẳng, mặt công.

– Mô tả các yếu tố công nghệ của quá trình gia công qua việc chọn thủ tục gia công (thuộc nhóm CAM).

Thông qua chức năng hậu xử lý (post processing), phần mềm sẽ tự động cho ra chương trình gia công là một file dữ liệu dưới dạng G- code giống như lập trình bằng tay.

Trên đây là những thông tin cơ bản về công việc của kỹ sư CNC. Hi vọng rằng những thông tin này đã giúp bạn có nắm được các khía cạnh cơ bản của công việc này.