Được coi là một trong những mũi nhọn của nền kinh tế, cơ khí chế tạo đang nằm trong top các ngành cần được quan tâm hiện nay. Vậy có những vị trí công việc nào khi ứng tuyển kỹ sư cơ khí chế tạo?
Cơ khí chế tạo là ngành chuyên về thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí, dây chuyền thiết bị sản xuất, gia công cơ khí trong chế tạo máy phục vụ cho công nghiệp cơ khí các ngành công nghiệp dịch vụ khác. Dưới tình trạng khan hiếm nhân lực ngành cơ khí chế tạo như hiện nay, việc bổ sung các kỹ sư lành nghề trong tương lai là điều vô cùng cần thiết.
Các vị trí công việc khi ứng tuyển kỹ sư cơ khí chế tạo
Yếu tố cần của kỹ sư cơ khí chế tạo
Trở thành một kỹ sư cơ khí đồng nghĩa với việc sẽ gắn bó với một môi trường làm việc:
- Thường xuyên tiếp xúc với máy móc, thiết bị
- Nếu chuyên về thiết kế sẽ làm việc chủ yếu tại phòng kỹ thuật và dự án. Tuy nhiên, vẫn cần có sự tham gia vào quá trình khảo sát hay theo dõi quá trình gia công
- Nếu làm về chế tạo, sắt, thép, gang, inox, … sẽ là những nguyên vật liệu thường xuyên tiếp xúc khi làm các công việc như: tiện, phay, hàn, bào,… trong môi trường nhiều tiếng ồn
Bởi vậy, các kỹ sư cơ khí chế tạo cũng cần sở hữu những yếu tố như:
- Có đam mê với công việc
- Sức khỏe tốt
- Có sự sáng tạo, có tư duy logic
- Cần cù, tỉ mỉ trong từng chi tiết nhỏ
Học ngành cơ khí chế tạo ở đâu?
Ngành cơ khí chế tạo cần sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất, do đó ngành này không được nhiều trường mở ra để đào tạo. Có thể tham khảo các trường đào tạo ngành này ở 3 khu vực như sau:
- Khu vực miền Bắc: trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Công nghiệp Hà Nội,…
- Khu vực miền Nam: trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Công nghiệp TPHCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM,…
- Khu vực miền Trung: trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng,…