Trải nghiệm ứng viên: Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp

Worklink

Trải nghiệm ứng viên là một khái niệm còn mới lạ với nhiều người. Vậy trải nghiệm ứng viên là gì? Cùng Worklink tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Trải nghiệm ứng viên là gì?

Trải nghiệm ứng viên (hoặc Candidate Experience) là tập hợp cảm giác, cảm xúc của ứng viên đối với công ty ứng tuyển. Trải nghiệm của mỗi ứng viên thường có được qua quá trình tương tác ban đầu. Quá trình từ tìm kiếm thông tin tuyển dụng, nộp hồ sơ, phỏng vấn đều mang lại cho ứng viên trải nghiệm, cảm xúc.

Mỗi công ty sẽ có bảng đánh giá về trải nghiệm ứng viên khác nhau. Có thể bắt đầu từ quá trình tìm kiếm thông tin đến khi kết thúc phỏng vấn hoặc từ quá trình tìm kiếm thông tin đến ngày đầu tiên nhận việc. Các chi tiết nhỏ trong quá trình này đều góp phần vào trải nghiệm của ứng viên. Trong đó, thương hiệu tuyển dụng là điều các doanh nghiệp luôn hướng tới và xây dựng.

Các tiêu chí ảnh hưởng đến trải nghiệm ứng viên

Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm ứng viên như:

  • Các thông tin trong bản mô tả công việc (JD- Jobdescription)
  • Quy trình tuyển dụng
  • Tương tác giữa nhà tuyển dụng và ứng viên
  • Phản hồi sau phỏng vấn
  • Giao diện trang web tuyển dụng
Trải nghiệm ứng viên là gì?
Trải nghiệm ứng viên là gì?

Tại sao trải nghiệm ứng viên là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp?

Được đánh giá là một trong những tiêu chí cạnh tranh của các doanh nghiệp, trải nghiệm ứng viên giữ vai trò trong quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp như:

Phát triển thương hiệu tuyển dụng:

Sở hữu thương hiệu tuyển dụng tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tuyển dụng. Thông thường, các doanh nghiệp có thương hiệu tốt thường được ứng viên chủ động tìm kiếm thông tin tuyển dụng.

Tuy nhiên, để sở hữu được thương hiệu tuyển dụng tốt, doanh nghiệp cũng cần xây dựng trong thời gian dài. Quá trình này được tích lũy từ trải nghiệm của các ứng viên đã từng ứng tuyển tại công ty. Từ nhiều kênh khác nhau, trải nghiệm này ảnh hưởng đến những ứng viên tiềm năng mới đang tìm kiếm công việc.

– Thu hút nhân tài:

Dưới sự cạnh tranh để sở hữu nhân tài, lan tỏa trải nghiệm tích cực tới ứng viên là một cách truyền thông hiệu quả. Giữa các chế độ đãi ngộ và phúc lợi, giữ cho ứng viên có trải nghiệm tốt cũng là một điểm cộng. Điều này cũng giúp lan tỏa ảnh hưởng đến ứng viên tiềm năng mới.

– Thúc đẩy sự phát triển của nhân viên

Có thiện cảm tốt là bước đầu để ứng viên có thể cống hiến cho công việc của mình. Ngoài vấn đề truyền thông, trải nghiệm ứng viên cũng có thể xem là văn hóa doanh nghiệp. Khi ứng viên cảm thấy được tôn trọng, công nhận, họ sẽ cống hiến và luôn nhiệt huyết. Điều này cũng giúp doanh nghiệp ngày một phát triển.

Trên đây là những thông tin về trải nghiệm ứng viên. Hi vọng những thông tin mà Worklink cung cấp sẽ hữu ích cho bạn.