Việc làm cơ khí: Thiếu hụt nhân lực ngành cơ khí chế tạo

Worklink

Là một trong những ngành mũi nhọn, cơ khí đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Thế nhưng, tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành cơ khí chế tạo hiện nay đang ở mức trầm trọng. Nhiều trường nghề, trường đại học hiện nay vô cùng chật vật trong việc tuyển sinh. Thậm chí tại một số trường đã phải xóa sổ các ngành không tuyển sinh được. Vậy vấn đề đặt ra cho các việc làm cơ khí là gì? Cùng Worklink tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Cơ khí chế tạo là gì? 

Cơ khí chế tạo máy là ngành nghiên cứu, thiết kế, chế tạo ra các loại máy móc, thiết bị và các vật dụng hữu ích dùng trong sản xuất. Ngành này liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư cơ khí chế tạo ra các sản phẩm cơ khí. Đồng thời góp phần tối ưu hóa quá trình sản xuất, đảm bảo tính hiệu quả và  kinh tế.

Cơ khí chế tạo thường tạo ra các giả lập mô phỏng hoạt động của các đối tượng. Có thể kể đến như quy trình chế tạo thực tế theo trình tự tối ưu hóa sự thực hiện, hiệu quả kinh tế và chi phí năng lượng trước khi quyết định lựa chọn một thiết kế cụ thể.

Kỹ sư cơ khí chế tạo
Kỹ sư cơ khí chế tạo

Tình trạng thiếu hụt nhân lực ngành cơ khí chế tạo hiện nay

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp cơ khí. Số lượng này chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo. Mỗi năm ngành cơ khí tạo doanh thu sản xuất kinh doanh khoảng 1,5 triệu tỷ đồng và tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động. 

Số lượng việc làm cơ khí cần bổ sung hàng năm chiếm 10%-28% tổng nhu cầu lao động cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề thuộc các ngành chế tạo máy, tiện, phay CNC, hàn… Dù đăng tuyển hàng chục ngàn chỉ tiêu/năm nhưng vẫn không có nguồn tuyển.

Có 3 lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất, nhiều người giỏi có xu hướng chọn đi xuất khẩu lao động ở Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, … Bởi họ sẽ nhận được mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Đồng thời được nâng cao tay nghề do được tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới. Tiếp đó, nhiều trường nghề hiện nay thiếu sự đầu tư vào thiết bị, máy móc để thực hành. Một số trường vẫn còn sử dụng máy móc hay các công nghệ cũ. Ngoài ra, vẫn còn nhiều người có ấn tượng không tốt với ngành cơ khí chế tạo. Nhiều người cho rằng đây là công việc nặng nhọc, độc hại. 

Triển vọng của việc làm cơ khí chế tạo trong tương lai

Để trợ lực cho ngành công nghiệp cơ khí, hiện nay, chính phủ tiếp tục triển khai nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. đưa cơ khí trở thành mũi nhọn cho kinh tế Việt Nam. Dự báo, quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo Việt Nam giai đoạn 2019 – 2030 ở mức khoảng 310 tỷ USD. Sự chú trọng của nhà nước vào ngành công nghiệp cơ khí đã góp phần tăng thêm tính hấp dẫn của ngành trong mắt các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. 

Với sự chú trọng như vậy, cơ khí chế tạo là một trong những lựa chọn nên được cân nhắc khi sinh viên lựa chọn các nhóm ngành kỹ thuật.